Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu






You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Kiến trúc nước Nga Empty Kiến trúc nước Nga Mon Jan 25, 2010 4:57 pm

Gil

Gil
Kiến Thợ
Kiến Thợ
Kiến trúc Nga theo một nguồn gốc truyền thống cổ đại, nó được thiết lập ở một quốc gia Đông Slavơ của Rus Kievan. Sau khi khởi rộ rộng rãi ở Kiev, lịch sử kiến trúc Nga tiếp tục được phát triển trong các vương triều ở Vladimir-Suzdal và Novgorod. Sau đó, nền kiến trúc của nước Nga liên tục phát triển trong các triều đại Sa Hoàng ở Moskva, Đế chế Nga, Liên Xô và Liên bang Nga hiện đại.


Kiến trúc Nga thời trung cổ (988–1230)

Kiến trúc nước Nga Basil


Thánh đường Saint Basil (1555-61), Đây là một công trình kiển trúc thời Trung cổ của nước Nga

Quốc gia trung cổ Rus Kievan, nguyên là tổ tiên của các quốc gia Nga, Belarus và Ukraina hiện nay, họ có chung một nền văn hóa trong đó bao gồm cả kiến trúc.
Rất nhiều nhà thờ của Rus Kievan, được xây dựng sau khi đạo Cơ Đốc được chấp nhận vào năm 988, một trong những điển hình nhất, đó là công trình kiến trúc đài kỷ niệm ở xứ Đông Slavơ. Phong cách kiến trúc của quốc gia Rus Kievan, nhanh chóng tự thiết lập bởi sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Đế chế La Mã phương Đông. Các nhà thờ Chính thống Phương Đông thủa ban đầu được được xây dựng bằng vật liệu chính là gỗ, với những hình thức kiểu cách đơn giản, và thường được biết đến như là một loại nhà thờ từng ô ngăn. Những Thánh đường chính thường có những điểm đặc trưng của các mái vòm nhỏ.

Công trình kiến trúc Thánh đường Saint Sophia (Novgorod Sophia) được xây dựng ở Novgorod (1044-52), về mặt khác đã đưa ra một phong cách kiến trúc mới, nó làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến nghệ thuật kiến trúc nhà thờ của nước Nga. Công trình này có cả những bức tường mộc dày, những ô cửa sổ nhỏ hẹp và chụp lên bên trên những mái vòm nhỏ, trông rất giống kiểu kiến trúc Rôman của Tây Âu.

Các công trình kiến trúc ở thành phố Novgorod, được bảo quản rất chu đáo trong thời kỳ quân Mông Cổ xâm lược nước Nga. Thời kỳ ban đầu, các loại nhà thờ đều do các hoàng thân, quốc thích xây dựng, nhưng sau thế kỷ 13, thì các thương gia, phường hội, và các cộng đồng cũng bắt đầu tự đứng ra xây dựng các Thánh đường. Dân cư thành phố Novgorod, vào thế kỷ 13 họ rất linh lợi, siêng năng, và thịnh vượng. Họ đã tiến hành các cuộc xâm chiếm thuộc địa từ các vùng Baltic cho đến Bạch Hải. Nền kiến trúc ở thành phố Novgorod lúc đầu chưa hẳn đã được khởi sắc, cho đến mãi thế kỷ 12 thì mới được nở rộ. Công trình Novgorod Sophia được phỏng theo đúng nguyên mẫu kiến trúc của công trình Sancta Sophia ban đầu, trông chúng có vẻ rất giống nhau nhưng bề rộng của tòa nhà thì nhỏ hơn. Các căn phòng bên trong kiến trúc Novgorod Sophia được thiết kế hẹp hơn, và góp phần nhấn mạnh hơn tính thẳng đứng của công trình, điểm này đã trở thành một trong những nét đặc trưng của kiến trúc Novgorod. Khác biệt lớn nhất của công trình là điểm nhấn bên ngoài của Novgorod Sophia chỉ có năm mái vòm chính. Do kiến trúc phát triển rất nhanh chóng ở phía bắc nước Nga, nên chúng ta nhìn thấy ở đây có phong cách kiến trúc mang hình dáng củ hành hoặc mái vòm hình củ hành thay thế cho cho những mái vòm kiểu bát úp. Những giám sát chính của các công trình, thường là những người Kiev, họ đứng ra kiểm tra qui trình xây dựng công trình cùng với một số gạch ngói được chuyển về từ Kiev. Nguyên vật liệu chính để xây dựng công trình Novgorod Sophia là đá mỏ và đá vôi tảng thô. Theo như các chuyên gia, phía bên trong công trình này được tô vẽ theo lối vẽ tranh trên tường, nhưng đến nay các bức tranh này không còn nữa. Các cánh cửa của Thánh đường này được phủ bằng đồng thiếc.


Tòa Thánh đường St. George ở Yuryev, do Thái tử Vsevolod Mstislavovich cho xây dựng vào năm 1119. Kiến trúc sư của công trình này là Peter, ông là một trong số ít các kiến trúc sư có tiếng tăm vào thời gian này của nước Nga. Ông thiết kế phía bên ngoài cho công trình là những ô cử số hẹp và những ô tường lõm kép liên tiếp nối nhau nhịp nhàng từ suốt bên này sang bên kia mặt tiền. Những bức tường phía bên trong cao đến 20 mét. Những chiếc cột trụ được xếp đặt rất chặt chẽ, vươn thẳng lên đến những mái trần uốn vòm cao ngất. Phía bên trong được phủ những bức tranh vẽ trên tường từ xưởng vẽ của thái tử, bao gồm cả những bức vẽ quí hiếm của nghệ thuật Nga thời bấy giờ.



Được sửa bởi Gil ngày Mon Jan 25, 2010 5:07 pm; sửa lần 1.

https://dt02.forumvi.com

2Kiến trúc nước Nga Empty Re: Kiến trúc nước Nga Mon Jan 25, 2010 5:00 pm

Gil

Gil
Kiến Thợ
Kiến Thợ
Kiến trúc nước Nga - Kiến trúc thời kỳ đầu của người Moskva (1230–1530)

Kiến trúc nước Nga 3981_210


Thánh đường Dormition

Quân Mông Cổ đã tiến hành cướp bóc toàn bộ trên đất nước Nga. Thậm chí cả các thủ phủ, ví dụ như Moskva và Tver đã không còn có đủ khả năng tài chính để xây dựng mới các nhà thờ bằng đá trong suốt hơn nửa thế kỷ. Tuy nhiên, vào thời gian này Novgorod và Pskov đã quyết định thoát khỏi ách thống trị của Mông Cổ, và các thành phố này đã tiến triển trở thành các vùng thương mại hóa. Có rất nhiều nhà thờ từ thời trung cố, từ thế kỷ 12 đã được bảo quản trong các đô thị này.

Các nhà thờ ở thành phố Novgorod, ví dụ như nhà thờ Chúa cứu thể trên đường Ilyina (1374), được làm mái che và bảo quản nguyên trạng. Một số còn được gìn giữ các họa tiết vẽ trên tường từ thời trung cố. Các nhà thờ nhỏ nhưng gây ấn tượng mạnh ở thành phố Pskov có nhiều nét đặc trưng mới lạ - tay đỡ khung cửa tò vò, cổng vòm của nhà thờ, các hành lang bên ngoài, và các tháp chuông. Tất cả các nét đặc trưng đó, đã được những người thợ xây dựng Pskov mang về Moskva áp dụng khi họ xây dựng các dinh thự ở đây vào thế kỷ thứ 15, bao gồm cả nhà thờ Phế truẩt ở điện Kremlin – Moskva (1462) và nhà thờ Chúa Thánh Thần (1476).

Vào thế kỷ thứ 14, các nhà thờ ở Muscovy còn thưa thớt, và niên hiệu của chúng hiện còn đang còn phải tranh luận. Như các công trình kỷ niệm tiêu biểu – được tìm thấy ở khu làng Nikolskoe gần Ruza (được xây dựng vào những năm 1320?), và Kolomna (được xây dựng vào những năm 1310?) – Các nhà thờ có mái vòm đơn nhỏ được xây dựng bằng đá đẽo gồ ghề, và chúng có khả năng chống cự lại được với những cuộc vây hãm ngắn của quân thù. Vào thời gian xây dựng Thánh đường Đức Mẹ thăng thiên ở Zvenigorod (1399?), những người thợ xây Moskva đã giành lại được địa vị bậc thày từ tay những nhà xây dựng người Mông cổ trước đó, và họ giải quyết được một số vấn đề hóc búa trong ngành xây dựng mà các bậc tiền bối của họ trước đây còn lúng túng. Dấu hiệu các công trình kỷ niệm vào thời kỳ đầu của nền kiến trúc Moskva, sau này được phát hiện trong Thánh đường Lavra (1423), tu viện Savvin ở Zvenigorod (1405?), và tu viện St. Andronik ở Moskva (1427).

Thánh đường Dormition. Đây là một trong những Thánh đường lớn nhất và có bề dày lịch sử nhất trong điện Kremlin. Ở đây thường có các thái tử, đại hoàng tử và Sa Hoàng được giáo trưởng làm lễ đội vương miện; ở đây còn là nơi tổ chức các lễ giáng phong hoặc lễ mai táng cho các tổng giám mục và các giáo trưởng, ở nơi đây cũng còn là nơi đã được ghi chép nhiều chương lịch sử khởi nguồn hoặc kết thúc của thành phố Moskva và của nước Nga. Công việc xây dựng để hoàn thành trọn vẹn Thánh đường này được bắt đầu từ năm 1479 cho đến tận thế kỷ 17, đây cũng là một nét kiến trúc vô song về thể loại Thánh đường ở nước Nga

Vào cuối thế kỷ thứ 15, Muscovy là một quốc gia rất hùng mạnh và rất cần xây dựng các công trình đa mái vòm nguy nga tráng lệ, ngang hàng với các Thánh đường trước thời Mông Cổ ở Novgorod và Vladimir. Khi những thợ lành nghề người Nga, chưa có khả năng xây dựng được các công trình giống như vậy, Ivan III đã mời các thợ cả người Ý đến từ Florence và Venice. Họ đã tái khôi phục lại các công trình kiến trúc Vladimir cổ đại ở trong ba Thánh đường lớn của điện Kremlin ở Moskva, và trang trí chúng với các Môtif mang phong cách Ý thời phục hưng. Các Thánh đường Kremlin đầy tham vọng này – Thánh đường Dormition và Thánh đường Tổng Thiên thần – đã được phỏng theo trên khắp nước Nga trong suốt thế kỷ 16, với nhiều dinh thự mới có khuynh hướng được trang trí công phu lộng lẫy và rộng hơn so với các công trình cũ của chúng (ví dụ như Thánh đường Hodegetria của nữ tu viện Novodevichy được xây xựng vào những năm 1520). Ngoài các nhà thờ, có rất nhiều các công trình khác được xây dựng vào thời gian trị vì của Ivan III. Gồm có các công sự (Kitai-gorod, Kremlin (các tòa tháp của nó như hiện nay, sau này mới được xây dựng), và Ivangorod), các tòa tháp (Tháp Ivan Tiếng chuông Vĩ đại), và các tòa lâu đài (Lâu đài Facets, lâu đài Uglich).

https://dt02.forumvi.com

3Kiến trúc nước Nga Empty Re: Kiến trúc nước Nga Mon Jan 25, 2010 5:08 pm

Gil

Gil
Kiến Thợ
Kiến Thợ
Kiến trúc nước Nga - Nước Nga thời Trung cổ (1530–1630)

Kiến trúc nước Nga 3970_2

Nhà thờ mang phong cách mái lều ở Moskva,
được cho là một phong cách điển hình trong thời trị vì của Boris Godunov

Trong thế kỷ thứ 16, sự phát triển then chốt nhất là giai đoạn mở đầu của loại mái lều trong các công trình kiến trúc bằng gạch nung. Công trình xây dựng có mái lều được cho là một công trình kiến trúc khởi nguồn đầu tiên ở phía bắc nước Nga, loại mái này được thiết kế nhằm ngăn chặn tuyết bị chất thành từng đống trên các mái nhà gỗ vào mùa đông. Loại mái lều rất được phổ biến khi xây dựng các nhà thờ bằng gỗ (thậm chí cả ngày nay).

Nhà thờ mang phong cách mái lều đầu tiên được xây dựng bằng gạch nung, là nhà thờ Chúa Thăng thiên ở Kolomenskoe (1531), nó được xây dựng để kỷ niệm ngày sinh của Ivan Bạo chúa. Thiết kế của nhà thờ này thiên về những sự bóc tách đặc sắc nhất. Với phong cách kiến trúc này, thì chưa hề được tìm thấy ở một quốc gia theo đạo Chính Thống nào khác, với những biểu tượng tham vọng cao của một đất nước Nga non trẻ, và sự giải phóng nền nghệ thuật Nga thoát ra khỏi các qui chuẩn kiến trúc của Đế chế La Mã sau khi Constantinople bị xụp đổ vào tay quân Thổ.

Nhà thờ kiểu mái lều được cực kỳ phổ biến trong thời kỳ Ivan Bạo chúa cai trị nước Nga. Hai công trình hàng đầu được xây dựng trong thời kỳ này, có sử dụng một số mái lều theo kiểu đẹp lạ kỳ và các màu sắc được thiết kế bố cục rất phức tạp. Đó là nhà thờ Thánh St John rửa tội ở Kolomenskoye (1547) và Thánh đường Saint Basil trên quảng trường Đỏ (1561). Về sau kiến trúc nhà thờ được xây dựng kết hợp với chín mái nhà có mép bờ trong một kết cấu vòng quanh rất ấn tượng.

https://dt02.forumvi.com

4Kiến trúc nước Nga Empty Re: Kiến trúc nước Nga Mon Jan 25, 2010 5:15 pm

Gil

Gil
Kiến Thợ
Kiến Thợ
Kiến trúc nước Nga - Nước Nga thời kỳ cận đại (1612–1712)

Kiến trúc nước Nga 3971_3

Dinh thự của giáo trưởng Nikon

Sau Thời kỳ Rối loạn, tình trạng nước Nga và nhà thờ hầu như kiệt quệ, và hầu như toàn quốc đều không có tài chính để dành cho bất kỳ một công trình xây dựng nào. Để khởi đầu nhằm giải quyết các khó khăn cho giai đoạnn này, các thương gia giàu có ở thành phố Yaroslavl bên bờ Volga đã đứng lên đảm nhận trọng trách. Trong quá trình tiến triển ở thế kỷ 17, họ đã tự cho xây dựng rất nhiều nhà thờ lớn mang phong cách kiển trúc của những Thánh đường, mỗi nhà thờ đều có năm mái vòm giống như củ hành, bao quanh những mái vòm là tháp chuông và gian bên có mái lều. Cấu trúc của những nhà thờ xây dựng đầu tiên thường bất đối xứng, với các phần kiến trúc khác nhau được thiết kế đối chọi lẫn nhau trên nguyên lý "đòn cân" (ví dụ như nhà thờ giáo đồ Elijah, 1647-50). Về sau, các nhà thờ ở Yaroslavl được xây dựng theo thiết kế đối xứng hơn, với những mái vòm thường được cất cao hơn công trình xây dựng của nó, và được trang trí với những loại ngói lợp nhiều màu sắc (ví dụ như nhà thờ John Chrysostom bên bờ Volga, 1649-54). Nền kiến trúc lên đến tột đỉnh đã đạt được bên bờ Volga, khi nhà thờ Thánh St John Rửa tội được xây dựng vào 1671-87, đây là một nhà thờ lớn nhất ở thành phố Yaroslavl, được xây dựng với 15 mái vòm và được trang trí hơn năm trăm bức vẽ trên tường rất lộng lẫy. Toàn bộ gạch ở phía bên ngoài nhà thờ, từ trên mái vòm xuống đến những cổng vòm cao, được khắc trạm rất công phu và được trang trí bằng những lớp ngói.

Kiến trúc nước Nga 3972_PA230231

Nhà thờ Thánh St John Rửa tội ở thành phố Yaroslavl

Các công trình xây dựng nhà thờ ở Moskva vào thế kỷ 17, cũng được trang trí nhiều, những kích cỡ của chúng thì còn rất nhỏ hẹp. Vào đầu thế kỷ, người Moskva còn rất ưa chuộng các công trình xây dựng mang phong cách mái lều. Đối tượng kiến trúc "Phi thường" đáng thán phúc nhất của họ là nhà thờ Đức Mẹ Thăng Thiên được xây dựng ở Uglich (1627): nhà thờ này có thiết kế ba mái lều thanh nhã, chúng được đặt thành một hàng dọc, tượng trưng cho ba ngọn nến đang cháy. Cấu trúc này còn được đem áp dụng để xây dựng nhà thờ Hodegetria ở Vyazma (1638) và nhà thờ Chúa giáng sinh ở Putinki, Moskva (1652).

Có thể cho rằng, các công trình xây dựng này đã đi ngược lại với phong cách thiết kế kiểu La Mã truyền thống, giáo trưởng Nikon đã tuyên bố rằng, những nhà thờ đó là không hợp với qui tắc của giáo hội. Ông ta khuyến khích xây dựng các công trình của giáo hội phải đẹp như tiên, ví dụ như điện Kremlin Rostov bên hồ Nero, với thiết kế liên hoàn có năm nhà thờ cao, vô số những tòa tháp, cung điện, và buồng ngủ. Bản thân Nikon cũng tự thiết kế một dinh thự mới của riêng mình tại tu viện Jerusalem Mới, chiếm ưu thế nhất trong dinh thự này là một Thánh đường hình tròn, đây là một phong cách kiến trúc đầu tiên ở nước Nga.

Kiến trúc nước Nga 3973_4

Một nhà thờ mang phong cách thiết Barốc đầu tiên ở Moskva, 1714-22.

Từ khi phong cách kiến trúc mái lều bị cấm, các kiến trúc sư Moskva đã thay thế chúng bằng hàng loạt những tay đỡ khung cửa tò vò "kokoshniki", chi tiết trang trí này đã trở thành một mức chuẩn độ của phong cách kiến trúc "khoa trương - có những đường sóng như ngọn lửa" ở Moskva vào thế kỷ 17. Công trình đầu tiên mang phong cách kiến trúc khoa trương là Thánh đường Kazan trên quảng trường Đỏ (1633-36). Vào cuối thế kỷ, hơn một trăm nhà thờ mang phong cách thiết kế ngọn lửa này đã được dựng lên ở Moskva, và có thể còn rất nhiều các nhà thờ nữa cũng mang phong cách này được xây dựng trên các thành phố lân cận khác. Nổi bật giữa những công trình nguy nga lộng lẫy, đó là các nhà thờ ở Moskva, như nhà thờ Chúa Ba Ngôi ở Nikitniki (1653), nhà thờ St Nicholas ở Khamovniki (1682), và nhà thờ Chúa Ba Ngôi Ostankino (1692). Hầu như chắc chắn rằng, công trình kiến trúc mang phong cách khoa trương điển hình nhất, đó là nhà thờ St Nicholas "Cây Thánh giá Uy nghiêm" được xây dựng ở Kitai-gorod, nhưng nhà thờ này đã bị phá hủy vào thời Stalin.

Khi nền kiến trúc Nga bị suy biến sang sự trang trí thuần túy, đó cũng là do bị ảnh hưởng bởi phong cách kiến trúc Barốc của Ukrainia và Balan. Những nhà thờ mang phong cách kiến trúc Barốc đầu tiên, là những nhà thờ nhỏ được xây dựng trên điền trang của gia đình Naryshkin ở gần Moskva. Do vậy, từ đó về sau người ta thường gọi phong cách kiến trúc này là Barốc Naryshkin. Một số những nhà thờ đó có kiểu kiến trúc tòa tháp, với các tầng có hình khối và lập phương được đặt trên đỉnh của nhau (Nhà thờ Chúa Cứu Thế ở Ubory, 1697); còn các nhà thờ khác thì lại có cấu trúc bậc thang, với những tháp chuông nổi phía trên nhà thờ (Nhà thờ cầu nguyện ở Fili, 1695).

Kiến trúc mang phong cách khoa trương và Barốc, thường được trang trí nhiều ở nhà thờ, dường như đây là công việc việc của những người thợ kim hoàn chứ không phải của người thợ xây (ví dụ như nhà thờ Chúa Ba Ngôi ở Lykovo, 1696).

Kiến trúc nước Nga 3974_5

Nhà thờ cầu nguyện ở Vytegra. Một trong những ví dụ điển hình
của lối kiến trúc bằng gỗ của nước Nga còn sót lại bên bờ hồ Onega, nhất là ở Kizhi và Kondopoga.

Kiểu thiết kế mang phong cách Barốc nhanh chóng được phát triển trên khắp đất nước Nga, phong cách này dần thay thế các thiết kế theo kiểu truyền thống và các loại thiết kế kinh điển. Vào thời gian này, các thương gia Stroganov, đã cho xây dựng các công trình mang phong cách Barốc rất nguy nga và tráng lệ ở Nizhny Novgorod (Nhà thờ Thánh đản, 1703) hoặc ở vùng lãnh nguyên hẻo lánh (Thánh đường ở Solvychegodsk, 1693). Vào các thập kỷ đầu của thế kỷ mười tám, một số Thánh đường được xây dựng mang phong cách thiết kế theo kiểu Barốc đáng chú ý nhất, đã được dựng lên ở Kazan, Solikamsk, Verkhoturye, Tobolsk, Irkutsk, và một số nơi khác.

Còn có một số nhà thờ bằng gỗ mang phong cách truyền thống rất đáng quan tâm, được những người thợ mộc dựng lên ở phía bắc nước Nga. Họ xây dựng các nhà thờ này, mà không sử dụng đến búa và đinh, họ đã xây dựng các nhà thờ kỳ lạ này như, nhà thờ có 24 mái vòm tại Vytegra (1708, bị cháy năm 1963), và nhà thờ Lễ Biến Hình có 22 mái vòm tại Kizhi (1714).

https://dt02.forumvi.com

5Kiến trúc nước Nga Empty Re: Kiến trúc nước Nga Mon Jan 25, 2010 5:19 pm

Gil

Gil
Kiến Thợ
Kiến Thợ
Kiến trúc nước Nga - Thời kỳ Đế chế Nga (1712–1917)

Năm 1712, Hoàng đế Peter I của nước Nga cho rời thủ đô từ Moskva về St Petersburg, ông có kế hoạch xây dựng thành phố mới này mang phong cách kiến trúc Hà Lan, nó thường được gọi là phong cách kiến trúc Barốc – Peter. Các công trình kỷ niệm chủ yếu mang phong cách này bao gồm, Thánh đường Peter và Paul, cung điện Menshikov, và tòa tháp Menshikov.

Trong thời kỳ trị vì của nữ Hoàng Anna và Elizaveta Petrovna, kiến trúc của nước Nga đã có ảnh hưởng lớn bởi một phong cách thiết kế theo lối Barốc của Bartolomeo Rastrelli, các công trình đáng chú ý nhất của ông bao gồm có: cung điện Mùa Đông, cung điện Catherine và Thánh đường Smolny. Các công trình kỷ niệm đặc biệt khác mang phong cách thiết kế Barốc của nữ Hoàng Elizabeth, là tòa tháp chuông Troitse-Sergiyeva Lavra và Hồng môn.

Kiến trúc nước Nga 4000_6

Ngôi nhà Pashkov ở Moskva, một dinh thự trong thành phố của tầng lớp quí tộc Nga vào thế kỷ 18.

Đến thời trị vì của nữ Hoàng Catherine vĩ đại, bà không dùng kiến trúc sư Rastrelli nữa, mà đã bảo trợ các kiến trúc sư theo phong cách tân cổ điển đến từ Scotland và Italy. Một số công trình xây dựng tiêu biểu nhất trong thời kỳ trị vì của bà gồm có, cung điện Alexander do Giacomo Quarenghi thiết kế, và Thánh đường Chúa ba ngôi của Alexander Nevsky Lavra do Ivan Starov thiết kế. Trong thời gian vương quyền của Catherine, phong cách thiết kế hồi sinh Gôtic của Nga đã được Vasily Bazhenov và Matvei Kazakov phát triển rộng rãi ở Moskva.

Alexander I của Nga thì lại rất chú tâm đến phong cách thiết kế Đế chế, phong cách này mặc nhiên trở thành một phong cách thiết kế chỉ có ở trong thời gian trị vì của ông, đó là những công trình như: Thánh đường Kazan, Bộ hải quân, Nhà hát Lớn, Thánh đường St Isaac và Khải hoàn môn Narva ở Saint Petersburg. Ảnh hưởng của phong cách Đế chế, thậm chí còn rất mãnh liệt ở Moskva, phong cách này được áp dụng để xây dựng lại hàng ngàn ngôi nhà đã bị phá hủy trong đợt hỏa hoạn vào năm 1812.

Vào những năm 1830, Nicholas I đã cho nới lỏng các qui tắc, điều lệ trong nền kiến trúc, mở cửa ngành thương mại, do đó đã tạo ra các sự hiện thân ban đầu của thuyết chiết trung. Những thiết kế kiến trúc theo kiểu giả Nga của Konstantin Ton, đã trở thành những sự lựa chọn ưa thích để áp dụng vào các công trình xây dựng nhà thờ ở Nga vào thời kỳ này (Thánh đường Chúa cứu thế , 1832-1883). trong khi đó, thì các công trình xây dựng công cộng của ông lại luôn mang phong cách phục hưng truyền thống, minh họa cho phong cách này là những công trình như, cung điện Kremlin Vĩ đại và Kho vũ khí trong điện Kremlin (1844-1851).

Các triều đại tiếp theo của Alexander II và Alexander III đều cho xúc tiến nền kiến trúc theo phong cách La Mã phục hưng, vào các công trình xây dựng nhà thờ của nước Nga, trong khi đó thì các công trình xây dựng dân sinh thì lại vẫn mang các phong cách kiến trúc chiết trung đa dạng, theo như các quốc gia châu Âu khác đang thịnh hành vào thời đó, cùng với sự hồi sinh của nước Nga theo xu hướng phát triển liên tiếp.

Vào giữa những năm 1895 và 1905, trong một thời gian ngắn, nền kiến trúc của nước nga bị ảnh hưởng dữ dội bởi nền nghệ thuật mới, nét kiến trúc này hầu như được chi phối ở thành phố Moskva (Lev Kekushev, Fyodor Schechtel, William Walcot). Trong khi phong cách kiến trúc mới này, vẫn đang còn là một sự lựa chọn phổ biến ở nước Nga cho đến tận khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, thì vào những năm 1905-1914, nó có chiều hướng theo phong cách kiến trúc tân cổ điển phục hưng của Nga, phong cách này còn được hòa trộn với phong cách kiến trúc Đế chế và phong cách kiến trúc Palladis truyền thống, cùng với các công nghệ xây dựng hiện đại.

https://dt02.forumvi.com

6Kiến trúc nước Nga Empty Re: Kiến trúc nước Nga Mon Jan 25, 2010 5:25 pm

Gil

Gil
Kiến Thợ
Kiến Thợ
Kiến trúc nước Nga - Sau cách mạng (1917-1932)

Vào năm đầu tiên dưới thời kỳ Xô Viết, tất cả các kiến trúc sư không đi di cư, cũng như những người thế hệ mới bắt đầu truyền bá một phong cách kiến trúc theo kiểu chủ nghĩa hình thức. Những kế hoạch khổng lồ được phác thảo, để dành cho các thành phố lớn sử dụng với những sự tiến tiến trong khoa học kỹ thuật. Một trong những kế hoạch có tham vọng nhất, là dự án xây dựng Tháp Quốc tế Thứ ba vào năm 1919, do Vladimir Tatlin (1885-1953) thiết kế, một ngọn tháp cao 400 mét hình xoắn ốc chạy quanh một trụ trung tâm nằm ngiêng với các phòng bằng kính nối tiếp nhau. Không thể thực hiện được trong thực tế, nhưng tòa tháp Tatlin thực sự là một công trình đầy sáng tạo của một thế hệ các kiến trúc sư theo xu hướng tạo dựng ở nước Nga và ở hải ngoại. Trên thực tế, ngọn tháp Shukhov cao 160 mét đã được dựng lên tại thành phố Moskva, và nó được hoàn thành vào năm 1922. Theo như dự án ban đầu, có một ngọn tháp Tròn được xây dựng do Vladimir Shukhov thiết kế, với chiều cao 350 mét, với khối lượng dự tính chỉ khoảng 2200 tấn, trong khi đó tháp Eifel ở Paris cũng có chiều cao tương tự (350 mét), nhưng với khối lượng lớn hơn là 7300 tấn.

Kiến trúc nước Nga 4002_7

Tháp Shukhov ở Moskva. Hiện nay có nguy cơ sẽ bị phá hủy.

Một trong những ưu tiên quan trọng nhất vào thời kỳ sau cách mạng của nước Nga, là tái thiết hàng loạt các thành phố. Vào năm 1918, Alexey Shchusev (1873-1949) và Ivan Zholtovsky, đã thành lập một hội thảo Kiến trúc Mossovet, tại đây đã tổ chức lập kế hoạch phức hợp để tái thiết lại thành phố Moskva để trở thành thủ đô mới của Xô Viết. Tại hội thảo, đã tập hợp được rất nhiều kiến trúc sư trẻ tuổi, họ đã nhanh chóng nổi lên trở thành những người dẫn đầu đi tiên phong trong nền kiến trúc của Liên Xô. Tại thời điểm đó, một khoa kiến trúc được mở tại trường cao đẳng VKhUTEMAS, và được chia làm hai trường phái là kiến trúc Phục hưng và kiến trúc hiện đại.

Năm 1919, thành phố Petrograd cũng được trải qua một kế hoạch tái thiết tương tự, một khoa kiến trúc cũng được thành lập ở đây, và do Ivan Fomin (1872-1936), một kiến trúc sư theo trường phái Phục hưng giàu kinh nghiệm lãnh đạo. Các thành phố khác cũng tiếp bước trên con đường tái thiết, và các kết quả công việc được thực hiện tại những thành phố này đã mang lại những thay đổi ấn tượng xâu sắc trong sơ đồ bố trí thành phố truyền thống của nước Nga. Khi đó, một kế hoạch khuôn mẫu chung có qui mô lớn đầu tiên đã được phác thảo để phát triển toàn diện. Trên thực tế, toàn bộ các thành phố cũng đã có kế hoạch mở rộng hàng loạt các đại lộ chính, các công trình kiến trúc công cộng đồ sộ, đóng cửa các khu phố thợ thuyền và chuyển đổi các khu vực này trở thành những trạm đun nước nóng và các hệ thống vệ sinh. Khu tòa nhà căn hộ cao tầng đầu tiên được xây dựng vào thời kỳ này đã được hoàn thành vào năm 1923, tiếp theo đó là hàng loạt các công trình xây dựng công cộng cũng được xây dựng từ những năm 1925-1929. Kế hoạch tái thiết tại Petrograd vào năm 1917, công trình khuôn mẫu đầu tiên của phong cách kiến trúc mới được xây dựng trên một công viên rộng lớn (Marsovo Polye) ở Saint Petersburg gồm có một công trình kỷ niệm do Lev Rudnev (1886-1956) thiết kế, đó là tượng đài Những chiến sĩ Cách Mạng. Công trình tổ hợp này gồm có hàng loạt cụm kiến trúc bằng đá granite rất súc tích và có sự diễn cảm cao, công trình này về sau đã trở thành điểm trọng tâm để phát triển cho nền điêu khắc và phong cách kiến trúc xây dựng cho các công trình kỷ niệm của Xô Viết.

Tuy nhiên, công trình xây dựng nổi tiếng nhất vào thời kỳ này là vẫn khu lăng tẩm của Lênin, do Alexey Shchusev thiết kế. Vào lúc ban đầu, khu lăng này nguyên là một cấu trúc bằng gỗ tạm thời, có mái hình chóp, cùng với hai khu vực kèm theo dành cho lối vào và phòng chờ. Vào năm 1930, khu lăng này được xây dựng lại bằng khu Lăng mộ bằng đá như hiện nay. Sự phát triển ồ ạt của qui trình công nghệ và nguyên vật liệu còn ảnh hưởng trên các yếu tố xu hướng tạo dựng trong thiết kế các công trình kiến trúc. Trong công trình xây dựng trạm thủy điện Volkhov (1918-26, do các kiến trúc sư O.Munts và V.Pokrovsky thiết kế), các phác thảo truyền thống của loại khung cửa sổ tò vò vẫn còn được sử dụng (mặc dù công trình này sử dụng bê tông cốt thép). Tuy nhiên, trạm thủy điện Dnieper (1927-32) được xây dựng bởi một tập thể kiến trúc sư do Viktor Vesnin (1882-1950) làm tổng công trình sư, họ đã có những quyết định đầy sáng tạo là thiết kế một đập ngăn nước hình cong với những nền móng có mô hình thật nhịp nhàng. Nước Nga đã đóng một vai trò lớn trong sự sinh tồn của nền kiến trúc vào những năm 1920, là đã thành lập ra được các hiệp hội sáng tạo, nằm trong số đó là một hiệp hội được gọi là Hội Kiến trúc sư Hiện đại (Asnova), được thành lập vào năm 1923, họ đã đưa ra ý tưởng tổng hợp các phương pháp kiến trúc và những sáng tạo nghệ thuật khác trong xây dựng, để đạt được hầu hết các ấn tượng của nghệ thuật điêu khắc bên ngoài, các vấn đề này nhằm cung cấp các điểm trực quan để định hướng cho loài người trong không gian vũ trụ. Các thành viên của Asnova, ngoài ra còn phát triển các thiết kế đầu tiên về những ngôi nhà chọc trời ở thành phố Moskva, một trong những thiết kế đó đã được thực hiện vào thời kỳ đó (1923-1926). Một công trình sáng tạo khác được thiết kế vào thời sau cách mạng của nước Nga, là những công trình xây dựng mang phong cách hiện đại, ví dụ như câu lạc bộ Công Nhân hoặc Cung Văn Hóa. Những công trình này trở thành một điểm trọng tâm mới cho các kiến trúc sư, họ đã sử dụng diễn cảm trực quan của những yếu tố bao quát để hòa trộn với các Motif công nghiệp. Một trong những công trình nổi tiếng nhất mang phong cách thiết kế mới này là Câu lạc bộ Zuev (1927-29), được xây dựng ở Moskva, do Ilya Golosov (1883-1945) thiết kế, kết cấu của công trình này dựa trên sự tương phản động của hình dáng đơn giản, các mặt phẳng, những bức tường hoàn chỉnh và mặt ngoài lắp bằng kính.

Những sự diễn đạt biểu tượng trên các công trình xây dựng, đã được đưa ra triển lãm do Konstantin Melnikov (1890-1974) chuyên thiết kế, đáng chú nhất là Câu lạc bộ Công nhân Rusakov (1927-1929) ở Moskva.

https://dt02.forumvi.com

7Kiến trúc nước Nga Empty Re: Kiến trúc nước Nga Mon Jan 25, 2010 5:28 pm

Gil

Gil
Kiến Thợ
Kiến Thợ
Kiến trúc nước Nga - Liên Xô thời kỳ sau chiến tranh và nước Nga thời hiện đại.

Kiểu kiến trúc Stalin đã được khuyến khích duy trì theo khuynh hướng hoành tráng. Vào những năm 1930, sự đô thị hóa được phát triển nhanh chóng trên toàn đất nước Xô Viết, đó là kết quả của các chính sách do Stalin ban hành.

Kiến trúc nước Nga 4005_8

Tòa nhà chính trường đại học tổng hợp quốc gia Moskva,
từng là một công trình cao nhất châu Âu.

Sau năm 1945, trọng tâm của Liên Xô không chỉ xây dựng lại các công trình xây dựng đã bị phá hủy trong Thế chiến Thứ hai, mà còn xây dựng mới thêm Bảy tòa nhà cao tầng (Bảy chị em gái), chúng là những biểu tượng hùng vĩ trong không gian thành phố Moskva. Công trình Trường đại học Moskva (1948-1953) do Lev Rudnev cùng các cộng sự thiết kế, là một công trình xây dựng đặc biệt đáng chú ý về phương diện sử dụng không gian của nó. Một công trình nổi tiếng khác, đó là Trung tâm trển lãm Moskva, công trình này được xây dựng vào năm 1951, dành cho Cuộc Triển lãm Nông nghiệp toàn Liên bang lần thứ hai (VSKhV), công trình này là một nét đặc trưng của hàng loạt những gian hàng được trang hoàng với những phong cách cực kỳ đặc biệt. Các công trình nổi tiếng khác được xây dựng vào thời kỳ những năm 1940 và 1950, là các bến tàu điện ngầm ở Moskva và ở Saint Petersburg, đây là những công trình xây dựng rất nổi tiếng trên thế giới với những thiết kế cực kỳ xa hoa và lộng lẫy. Tính chất phổ biến của lối kiến trúc Stalinist, đã hoàn toàn làm thay đổi phong cách của rất nhiều thành phố thời hậu chiến, và nó hầu như vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay trên những đại lộ trung tâm và các công trình xây dựng công cộng.

Tuy nhiên, sau khi Stalin mất vào năm 1953, xã hội và chính trị thật sự thay đổi trên khắp quốc gia. Sự xây dựng chính yếu cũng như nền kiến trúc bị ảnh hưởng mạnh. Năm 1955, Nikita Khrushchev phải đối mặt với vấn đề nan giải về sự xây dựng nhà ở vào thời gian này đang có một bước tiến khá chậm chạp, đòi hỏi cần có các biện pháp mạnh mẽ để có một qui trình xây dựng gấp gáp, và vấn đề này đã kéo theo sự phát triển thêm nhiều về sản xuất hàng loạt các loại công nghệ mới, cùng với sự “trang trí cầu kỳ” trên những công trình xây dựng mới cũng bị lược bỏ.

Kiến trúc nước Nga 4006_9

So sánh hai tòa tháp trên quảng trường Gagarin,
đồ án nguyên bản vốn có thiết kế giống nhau,
nhưng cần lưu ý đến “sự cố gắng trang trí cầu kỳ”
được thể hiện trên một tòa tháp phía bên phải.

Trên thực tế, vấn đề đó đã dẫn đến chẫm dứt lối kiến trúc Stalinist, tuy nhiên thời kỳ quá độ diễn ra vẫn còn chậm, hầu hết các dự án xây dựng hiện tại trong kế hoạch xây dựng hoặc thậm chí được bắt đầu xây dựng vào năm 1955 cũng trực tiếp bị ảnh hưởng đến lói kiến đó, kết quả là vào thời gian đó, nhiều công trinh xây dựng đã trở nên bất cân xứng.

Những công trình nổi tiếng nhất trong số đó, được thực hiện trong chương trình tái thiết sau chiến tranh ở Kiev, thủ đô của Ukrainia, là kế hoạch xây dựng đại lộ Kreschatik cùng với quảng trường trung tâm Ploschad Kalinina ở đây, các công trình xây dựng mang phong cách kiến trúc Stalinist đã tạo thành hàng rào tráng lệ bao quanh một khoảng không bao la. Tuy nhiên, những tòa nhà bao quanh này trong khi đang được hoàn thành, theo chỉ thị trực tiếp, các kiến trúc sư đã bị buộc phải thay đổi cấu trúc của chúng, do vậy toàn bộ quần thể chung của công trình bị đình trệ mãi cho đến đầu những năm 1980. Chỉ riêng có khách sạn Ukrayina, thì nét kiến trúc của nó còn được giống như một trong "Bảy chị em gái" ở Moskva.

Kiến trúc nước Nga 4008_11

Các khu nhà chọc trời đang được mọc trên thành phố Moskva,
còn các công trình phía xa đối diện là các công trình - Bảy Chị Em Gái.

Tuy nhiên, các công trình xây dựng vào thời kỳ này trở nên vuông vắn và đơn giản hơn, người ta đã gắn thêm cho chúng một phong cách kiến trúc mới, đó là các chức năng của thời kỳ hiện đại. Công trình Điện Kremlin Quốc gia, là một công lao cho những cố gắng ban đầu để làm chiếc cầu nối giữa những sự thay đổi nhanh chóng của các phong cách kiến trúc hiện đại theo chỉ thị của nhà nước. Công trình Tháp Ostankino do Nikolai Nikitin thiết kế, đó là một biểu tượng cao nhất của sự tiến bộ trong công nghệ và của tương lai.

Về mặt các công trình xây dựng mang tính đơn giản, sau những năm 1960, chủ yếu là những kế hoạch xây dựng nhà ở ồ ạt. Nhưng các công trình xây dựng lắp ghép bằng những tấm bê tông vẫn còn bị hạn chế.

Kiến trúc nước Nga 4007_10

Nhà Trắng ở Moskva.

Thời gian mở cửa vào những năm 1970, Leonid Brezhnev đã cho phép các kiến trúc sư có nhiều sự lựa chọn hơn, những tòa nhà mang nhiều kích cỡ khác nhau cũng được phép xây dựng. Dần dần, các công trình nhà khối căn hộ ngày càng được xây cao thêm nhiều tầng hơn và được trang trí mặt ngoài được trau chuốt hơn, các kiểu khảm lớn bên ngoài bề mặt của chúng cũng trở thành những điểm đặc trưng trên các công trình xây dựng vào thời gian này. Trong hầu hết các công trình kiến trúc đều không xây dựng độc lập, mà qui tụ thành một quần thể kiến trúc rộng lớn (nhà ở hình khối), các công trình này cũng trở thành nét đặc trưng đáng quan tâm của các thành phố chủ nghĩa Xã hội. Trong khi đó, các công trình công cộng thì cũng được xây dựng theo nhiều chủ đề kiến trúc khác nhau.



Nước Nga Thời hiện đại.

Sau khi Liên Xô tan rã, rất nhiều các dự án xây dựng của liên bang đã bị đình trệ, còn một số khác thì bị hủyn bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên vào thời kỳ đầu, nước Nga không còn kiểm soát về chủ đề kiến trúc hoặc công trình xây dựng cần phải có chiều cao là bao nhiêu nữa. Song với tình trạng tài chính, kinh tế của nước Nga ngày càng phát triển, các công trình kiến trúc sẽ có nhiều hứa hẹn về tỉ lệ phát triển rầm rộ. Vào thời gian đầu thực hiện những phương pháp xây dựng các công trình nhà chọc trời hiện đại, kết quả là, một tham vọng xây dựng trung tâm kinh doanh đang được tiến hành xây dựng ở thành phố Moskva. Trong các trường hợp khác, các kiến trúc sư đã quay lại với những thiết kế thành công nhất, đặc biệt là phong cách kiến trúc Stalinist đã được mang lại để áp dụng cho xây dựng các công trình kiến trúc, như Cung điện Chiến thắng ở Moskva.

https://dt02.forumvi.com

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

Welcome to you!
»»--Diễn đàn DT2--««
Chào mừng bạn đến với diễn đàn DT2

Chúc bạn có những phút giây vui vẻ!

» Nếu đã có tài khoản, đăng nhập tại đây:«

» Chưa có tài khoản? Nhấn vào đây để đăng ký «

 
  •  

Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất